Bộ Y tế đưa ra ý kiến nhằm chấn chỉnh công tác khám bệnh, chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới

Ngày 03/8/2022 vừa qua, Bộ Y tế đã chính thức ban hành ý kiến chỉ đạo nhằm chấn chỉnh thực trạng ép buộc khám bệnh, chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới đối với Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và Y tế các bộ ngành.

Trong công văn, Bộ Y tế khẳng định lại một lần nữa rằng đồng tính hoàn toàn không phải là bệnh, vậy nên đồng tính không thể "chữa" và không cần "chữa". Bên cạnh đó Bộ cũng đưa ra các quán triệt như khi tổ chức khám chữa bệnh cho người đồng tính, song tính và chuyển giới cần phải bình đẳng, tôn trọng về giới tính, không phân biệt đối xử và kì thị, cũng như không can thiệp, ép buộc điều trị đối các đối tượng này. Đề xuất tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh người hành nghề trong việc thực hiện, tuân thủ các nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật cũng đã được nhấn mạnh.

Đây quả thật là một tin vui sau bao mong mỏi và nỗ lực của nhiều cá nhân, tổ chức thuộc và làm việc về cộng đồng LGBTI. Trước đó, vào tháng 11/2021, Viện iSEE đã khởi xướng chiến dịch "Leave With Pride" thu thập được hơn 80,000 chữ ký để cùng kiến nghị lên WHO Việt Nam để tuyên bố chính thức LGBT không phải là bệnh.

Đây chính là một bước tiến lớn nữa sau phản hồi chính thức từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam với vấn đề phi bệnh lý hóa người LGBTI mà chúng ta đã nhận được vào tháng sáu vừa qua. Hãy cùng lan tỏa thông tin ý nghĩa này!

Xem bản đầy đủ của văn bản tại đây.

Previous
Previous

Rào cản trong ngôn ngữ khi đi khám bệnh, chữa bệnh - Trách nhiệm thuộc về ai?

Next
Next

Tái hiện hình ảnh nam nữ thân mật trong phim “Vợ chồng A Phủ”: Liệu có đúng với văn hóa Mông?